CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI
HÀ NỘI –CHÙA THẦY – CHÙA TÂY PHƯƠNG – HÀ NỘI
THỜI GIAN : 01 NGÀY
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0293
Thời gian : 1 ngày.
Điểm đến chính : Chùa Thầy – Chùa Tây Phương
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour: Hà Nội
Giá tour / 1 khách : 2.000.000 VND (Hai triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH :
HÀ NỘI – CHÙA THẦY – CHÙA TÂY PHƯƠNG – HÀ NỘI (ĂN: SÁNG, TRƯA).
–6h 00: Xe ô tô và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi chùa Thầy (Thiên Phúc Tự).
-Trên đường đi, xin mời Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng.
–8h 00: Đến chùa Thầy, Đoàn vào thắp hương tại chùa Dưới (chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng). Tiếp theo, Quý khách đi qua cầu Nguyệt Tiên nối con đường lên núi thắp hương tại chùa Cao – nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ chùa Cao, Quý khách đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ – nơi tình tứ của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè.
–8h 00: Đến chùa Thầy, Đoàn vào thắp hương tại chùa Dưới (chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng). Tiếp theo, Quý khách đi qua cầu Nguyệt Tiên nối con đường lên núi thắp hương tại chùa Cao – nơi thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ chùa Cao, Quý khách đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ – nơi tình tứ của trai gái ngày xưa trong những ngày hội hè.
“Gái chưa chồng trông Hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ Hội Chùa Thầy…”
Đi ngược lên trên là đến đền Thượng. Từ đây, Quý khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu vực chùa Thầy – một cụm kiến trúc Phật giáo được xây dựng trong những khoảng thời gian khác nhau.
Lễ hội chùa Thầy được tổ chức vào ngày 7/3 âm lịch hàng năm :
“Nhớ ngày mùng 7 tháng 3,
Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy”
–11h 00: Xe đón Quý khách đi thị xã Sơn Tây dùng bữa trưa tại nhà hàng.
–13h 00: Đoàn tham quan chùa Tây Phương với với hàng trăm pho tượng gỗ lớn nhỏ với bộ tượng 18 vị La Hán độc đáo nhất Việt Nam. Đoàn đi theo con đường dốc dài khoảng 160 m leo lên 238 bậc cấp lót đá ong thì đến Tam Quan Chùa. Đoàn làm lễ dâng hương tại chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
–14h 00: Quý khách lên xe, trở về Hà Nội.
–13h 00: Đoàn tham quan chùa Tây Phương với với hàng trăm pho tượng gỗ lớn nhỏ với bộ tượng 18 vị La Hán độc đáo nhất Việt Nam. Đoàn đi theo con đường dốc dài khoảng 160 m leo lên 238 bậc cấp lót đá ong thì đến Tam Quan Chùa. Đoàn làm lễ dâng hương tại chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
–14h 00: Quý khách lên xe, trở về Hà Nội.
–16h 00: Đoàn tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình tham quan : “Hà Nội – Chùa Thầy – Chùa Tây Phương – Hà Nội 1 ngày”.
-Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ của công ty, chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM:
-Nước uống trên xe ô tô.
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
–Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Ăn sáng : 1 bữa.
-Ăn trưa : 1 bữa.
-Vé vào cổng các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm 10.000.000 VND / vụ (Mười triệu đồng / vụ).
2.2. GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại..
-Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Hương, hoa, đồ cúng lễ tại chùa.
3. GIỚI THIỆU VỀ CHÙA THẦY – CHÙA TÂY PHƯƠNG.
3.1. CHÙA THẦY :
-Chùa Thầy còn gọi là chùa Cả, tên chữ là: “Thiên Phúc Tự” thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km về phía Tây Nam. Tương truyền được dựng từ thời Lý, dựa vào sườn Tây Nam núi Thầy. Chùa hiện nay là kết quả của nhiều đợt tu bổ trong các thế kỷ sau.
-Chùa Thầy cùng với vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên và những giá trị văn hóa lịch sử thật sự tạo nên một điểm du lịch hấp dẫn. Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của Sài Sơn, chùa Thầy hiện ra trong sự yên tĩnh, dưới những làn sương mờ mờ ảo ảo hay trong những dòng người tấp nập đi lễ chùa.
-Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, chùa Thầy tọa lạc dưới chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, núi Phật Tích, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Trong không gian của núi, đồi hùng vĩ, chùa Thầy lại mang vẻ thanh bình, tĩnh mịch. Ngôi chùa này gắn liền với vị thiền sư Từ Đạo Hạnh, người có công lớn trong việc dạy học, chữa bệnh cho dân và sáng lập ra bộ môn múa rối nước.
-Ngôi chùa cổ, mái ngói cong được xây dựng khá khang trang với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng song song với nhau. Bao quát chùa là không gian thoáng đãng với hồ nước trong xanh có hoa nở khoe sắc, có thủy đình, nơi múa rối nước và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất Tiên Kiều trông vào đền Tam phủ, còn Nguyệt Tiên Kiều nối với đường lên núi.
-Chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, còn chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo. Lớn nhất, to nhất là chùa Thượng – nơi đặt ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Ở chính giữa là ngôi bảo điện đồ sộ được trang hoàng rất nguy nga. Phía trên đặt hòm sắc linh triều tôn phong của thiền sư.
-Phía dưới là tượng thiền sư nhập định trên tòa sen vàng, đầu đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, mình khoác áo cà sa. Trong khảm thờ ở phía tay trái của tòa bảo điện là tượng toàn thân của thiền sư.
-Bức tượng đẹp và được tạc bằng gỗ chiêu dâu với những đường nét chạm trổ khéo léo và tinh vi. Đặt song song là tượng thiền sư đã hóa kiếp thành vua Lý Nhân Tông, đầu đội mũ bình thiên, ngồi oai nghi trên ngai vàng.
-Chùa Thầy còn thờ tượng cha mẹ thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan cùng hai người bạn đồng đạo thân thiết của thiền sư là thiền sư Minh Không và thiền sư Giác Hải. Hai bên chùa là hành lang dài thờ mười tám vị La Hán, phía sau là gác chuông, gác trống.
-Lên giữa lưng chừng núi Thầy là chùa Cao, nơi thiền sư Từ Đạo Hạnh bắt đầu con đường tu hành của mình. Đi vòng ra phía sau là hang Cắc Cớ. Hang rộng và sâu, đường đi trơn nên dễ bị trượt chân, do đó vừa đi vừa phải dò từng bước một và phải vịn vào nhau .
-Đi ngược lên phía trên là đến đền Thượng, bên cạnh có hang Bụt Mọc, độc đáo kỳ thú, tiếp sau là hang Bò âm u, hang Giớ với những ngọn gió thổi thông thốc cả hai đầu.
-Ngoài ra, Du khách sẽ thấy một hệ thống văn bia cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm, có giá trị được lưu giữ tại ngôi chùa này.
-Đó là những nét chính của khu danh thắng chùa Thầy. Nơi đây có động, có hồ, có chợ Trời, đất điểm trời tô thật mỹ lệ và hấp dẫn. Một khung cảnh hòa quyện tuyệt mỹ làm đắm say lòng người.
-Thắng cảnh chùa Thầy làm cho tất cả những ai đã đến đều có cảm giác bình yên, thích thú nhưng lại rất lưu luyến lúc ra đi. Vào mùa hội chính từ mồng 5 đến 7-3 âm lịch, những dòng người đổ về chùa Thầy ngày một thêm đông. Người đi dâng hương khấn Phật, cầu duyên, người đi vãn cảnh chùa làm nên mùa lễ hội thật là đông vui, sôi nổi.
3.2. CHÙA TÂY PHƯƠNG :
-Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất,Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km.
-Nằm trên ngọn núi Tây Phương, thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội (Hà Tây cũ), chùa Tây Phương (hay còn gọi là Sùng Phúc Tự) là ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo với nhiều pho tượng Phật có giá trị, và là minh chứng của một nền văn hóa lâu đời. Chùa được xây dựng khoảng thể kỷ 8 và là chùa cổ thứ hai sau chùa Dâu ở Bắc Ninh nước ta.
-Từ chân núi để lên tới cổng chùa chính phải qua 239 bậc đá ong. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam, chùa gồm ba nếp nhà song song nhau : Chùa Hạ, chùa Trung, Chùa Thượng, tạo thành một quần thể uy nghi vững trãi. Mái chùa được lợp hai lớp ngói và trạm trổ tinh tế. Tường xây bằng gạch Bát Tràng nung đỏ để trần, kết hợp hài hòa với màu sắc của gỗ đá trong khuôn viên chùa.
-Đi sâu vào bên trong các gian của chùa, Du khách được tận mắt chiêm ngưỡng những pho tượng Phật được coi là kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo mới thấy thật ấn tượng.
-Chùa có 72 pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Hệ thống tượng ở chùa Tây Phương gồm bộ tượng Tam Thế Phật, bộ tượng Di-đà Tam Tôn, tượng Tuyết Sơn, Đức Phật Di lặc, tượng Văn Thù Bồ Tát, tượng Phổ Hiền Bồ Tát, tượng Bát Bộ Kim Cương và 16 pho tượng Tổ. Theo tài liệu để lại, phần lớn các tượng này đều có niên đại cuối thế kỷ XVIII. Một số khác được tạc vào giữa thế kỷ XIX.
-Ấn tượng không ai có thể quên là bức tượng tạc một người có tuổi, thân mình gầy gò, má hóp mắt sâu rất khác thường ngồi trong tư thế một chân xếp bằng một chân co, một tay đặt trên đầu, còn tay kia đặt vào lòng. Đó là tượng Đức Thế Tôn Tuyết Sơn. Tượng đạt đến cao độ của nghệ thuật siêu đẳng, thể hiện rõ một thân thể đau khổ sau sáu năm liền tu luyện trên núi Tuyết Sơn.
-Nhưng Du khách vãn cảnh chùa vẫn thích diện kiến 16 pho tượng các vị La Hán. Mười sáu vị, kẻ đứng người ngồi; vị ngước mặt lên trời hướng vào mây khói, người tì cằm nghếch môi cười, vị vẻ mặt trầm tư, đăm chiêu khắc khổ…
–Hàng năm chùa cổ Tây Phương tổ chức lễ hội vào ngày 6 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để du khách vừa là đi lễ chùa vừa là để tham quan những công trình nghệ thuật nguy nga và tráng lệ của mảnh đất Hà Thành.