CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO GIÁ RẺ
“HÀ NỘI – CHÙA CAO LINH – DI TÍCH LỊCH SỬ BẠCH ĐẰNG GIANG – BÃI CHÁY – VỊNH HẠ LONG (ĐỘNG THIÊN CUNG, HANG ĐẦU GỖ, HÒN CHÓ ĐÁ, HÒN ĐỈNH HƯƠNG, HÒN ĐẦU MÈO, HÒN GÀ CHỌI, HÒN CÔ ĐƠN) – CHÙA LONG TIÊN – CHỢ HÒN GAI – HÀ NỘI”
THỜI GIAN : 02 NGÀY 01 ĐÊM
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ, TÀU DU LỊCH
Mã tour : 0208
Thời gian : 02 ngày 01 đêm.
Điểm đến chính : Chùa Cao Linh, Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang, Bãi Cháy, chùa Long Tiên, chợ Hòn Gai, Vịnh Hạ Long (Thăm : Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ, hòn Chó Đá, hòn Đỉnh Hương, hòn Đầu Mèo, hòn Gà Chọi, hòn Cô Đơn).
Giá tour / 1 khách : 4.000.000 VND (Bốn triệu đồng / một khách), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Điện thoại : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
2.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH :
NGÀY 01 : HÀ NỘI – CHÙA CAO LINH – BẠCH ĐẰNG GIANG – HẠ LONG
(ĂN: SÁNG, TRƯA, TỐI)
-6h 30 : Xe ô tô và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi Chùa Cao Linh và Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (ở Hải Phòng). Hướng dẫn viên giới thiệu, thuyết minh những địa danh, vùng miền Đoàn đi qua.
–7h 00 : Mời Quý khách ăn sáng ở nhà hang.
–8 h 30 : Đến Chùa Cao Linh – Ngôi chùa đẹp nhất Hải Phòng.
-Quý khách tham quan Chùa Cao Linh rồi đi thăm Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (ở Hải Phòng).
-Đến Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang – Hải Phòng, Du khách tham quan 90 phút.
-11h 30 : Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng gần Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang.
-12h 30 : Xin mời Quý khách lên xe đi Hạ Long.
-Chiều : Đến Hạ Long, xin mời Quý khách nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi
-Chiều đoàn đi tham quan : Cầu Bãi Cháy, Chùa Long Tiên, Chợ Hòn Gai, tắm biển Bãi Cháy ở Hạ Long.
-19h 00 : Quý khách dùng bữa tối ở nhà hàng với các món hải sản tươi ngon.
-Quý khách tự do khám phá vẻ đẹp của Hạ Long về đêm.
-Quý khách nghỉ đêm tại khách sạn.
NGÀY 02 : THĂM VỊNH HẠ LONG (THĂM : ĐỘNG THIÊN CUNG, HANG ĐẦU GỖ, NGẮM HÒN CHÓ ĐÁ, HÒN DỈNH HƯƠNG, HÒN ĐẦU MÈO, HÒN GÀ CHỌI, HÒN CÔ ĐƠN) – TRỞ VỀ HÀ NỘI (ĂN : SÁNG, TRƯA, TỐI)
–6h 30 : Xin mời Quý khách dùng bữa sáng.
–7h 30 : Xin mời Quý khách lên xe đi thăm Vịnh Hạ Long cùng các địa danh nổi tiếng như: hòn Chó Đá, hòn Đỉnh Hương, hòn Đầu Mèo, hòn Gà Chọi, hòn Cô Đơn, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ, sau đó quay về khách sạn.
–11h 10 : Quý khách trả phòng khách sạn.
–11h 30 : Xin mời Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng.
–13h 30 : Xe đưa Đoàn trở về Hà Nội, trên đường về, Đoàn nghỉ giải lao 15 phút tại Hải Dương, mua đặc sản Hải Dương (bánh đậu Xanh, bánh Gai, vải thiều…) làm quà cho bạn bè và người thân (chi phí do Quý khách tự chi trả).
-15h 45 ~ 16h 00 : Đoàn về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình du lịch : “Hạ Long – Hà Nội – Chùa Cao Linh – Bãi Cháy – Vịnh Hạ Long – Chùa Long Tiên – Chợ Hòn Gai – Hà Nội 02 ngày 01 đêm”. Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong các chương trình du lịch sau !
3.CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
Giá tour trọn gói / 1 khách : 4.000.000 VND (Bốn triệu đồng / một khách), áp dụng cho đoàn từ 45 khách trở lên.
3.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM:
-Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Xe du lịch đời mới.
-Khách sạn đạt chuẩn, ở 04 người một phòng.
-Vé vào cổng xuống Vịnh Hạ Long.
-Vé thăm Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ.
-Vé tàu thăm Vịnh (Đoàn đi một tàu riêng, chất lượng cao).
-Ăn 03 bữa chính.
-Ăn 01 bữa sáng.
-Nước uống trên xe.
-Bảo hiểm tối đa 20.000.000 VND / vụ (Hai mươi triệu đồng / vụ).
3.2. GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM :
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Đồ lễ tại Chùa Cao Linh và Chùa Long Tiên.
4.GIỚI THIỆU VỀ ĐIỂM ĐẾN
4.1.CHÙA CAO LINH :
Chùa Cao Linh – Hải Phòng được xây dựng cách đây hơn 300 năm nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống xen lẫn nét hiện đại thời nay. Ngôi chùa này mang đến chùa khám phá và trải nghiệm thú vị, khách du lịch viếng thăm nhiều vào dịp đầu năm và các dịp lễ, Tết.
Lịch sử chùa Cao Linh :
Theo lịch sử ghi lại, chùa có thể do dòng họ Lê Văn trong làng Hà Liên xây dựng, bia đá trong chùa có ghi lại niên hiệu trùng tu vào đời Hậu Lê cách đây hơn 300 năm trước. Chùa Cao Linh có diện tích vào khoảng 49.000 m2. Chùa nằm ở vị trí thuận lợi cho mọi hoạt động, nằm ở cửa ngõ phía Tây của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm khoảng 12 km. Chùa nằm trên quốc lộ 10, tuyến đường chính chạy dọc các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Quảng Ninh… mặt sau là quốc lộ 5 nối Hải Phòng với thành phố Hà Nội. Trước mặt chùa là dãy núi Thiên Văn thuộc Kiến An, đằng sau là sông Hà Liên. Thuở ban đầu, chùa được xây dựng chỉ gồm ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, năm gian nhà tổ, ba gian nhà bếp cấp 4 mái thấp với mục đích chính là để du khách thập phương đến cúng bái và nghỉ ngơi. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, chùa đã tham gia vào hoạt động cách mạng chống Pháp. Chùa đã bị thực dân Pháp đốt mất 20 gian, mãi đến năm 2001 nhờ hồng ân Chư Phật, nhờ đức lành của Chư Tôn Đức lãnh đạo Giáo Hội, sự quan tâm đồng ý nhất trí của chính quyền địa phương chùa được cúng cho Thượng Tọa Thích Thanh Giác, phó trưởng ban trị sự Thành Hội Phật Giáo Hải Phòng, trụ trì chùa Phổ Chiếu – Thành phố Hải Phòng về kiêm nhiệm trụ trì. Chủ trì cùng chư tăng Phật tử đã lên kế hoạch trùng tu và sửa chữa để được diện mạo như ngày nay.
Kiến trúc chùa Cao Linh :
Ngày nay, với sự dìu dắt của trụ trì Đại Đức Thích Giác Nghiên, ngôi chùa đã có thiết kế hoàn thiện hơn với tòa Đại Hùng Bảo Điện – Cổng Ngũ Quan – Vườn Tháp – La Hán Đường – Vãng Sinh Đường – Thiền Đường – Niệm Phật Đường và các công trình khác. Với đường nét độc đáo, mang đậm kiến trúc Phật giáo, ngôi chùa là nơi trung tâm của tín ngưỡng và là nơi tổ chức các hoạt động hội hè, văn hóa, các khóa tu tập cho phật tử và quần chúng nhân dân.
4.2. KHU DI TÍCH LỊCH SỬ BẠCH ĐẰNG GIANG – NƠI HỘI TỤ HỒN THIÊNG SÔNG NÚI.
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km, Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang (Tràng Kênh-Thủy Nguyên-Hải Phòng) xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương.
Niềm tự hào của cả dân tộc :
Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với 3 trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.
* Lần thứ nhất xảy ra năm 938, khi quân Nam Hán do Hoằng Tháo dẫn 2 vạn thủy quân theo đường biển xâm phạm nước ta. Nghe tin, Ngô Quyền bèn tập hợp tướng lĩnh, chuẩn bị mọi mặt để chống giặc. Ông bày kế cho chế cọc gỗ nhọn, đầu bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng. Lúc thủy triều dâng, bãi cọc khuất hết, quân ta vừa đánh vừa nhử địch, đợi lúc thủy triều rút, mượn theo sức nước quân ta đánh thốc từ trên xuống.
Thuyền quân Hán lớn, mắc vào bãi cọc, Ngô Quyền cho dùng thuyền nhỏ, luồn lách đánh quân Hán thua tan tác. Sau trận này Ngô Quyền xưng vương, tái lập ra nhà nước của người Việt, nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất được coi như tuyên ngôn độc lập của nước ta, sau hơn nghìn năm bị người phương Bắc đô hộ.
*Năm 981, giặc Tống xua quân xâm chiếm nước ta. Đạo quân thủy do tướng địch Hầu Nhân Bảo thống lĩnh vào đến Lục Đầu Giang thì thất trận, mới tháo chạy theo hướng Bạch Đằng. Lúc này, Lê Hoàn cho quân sỹ đóng cọc ở cửa sông, giăng bẫy đợi sẵn. Ngày 28-1, quân Tống đang thoái thủy thì bị chặn đánh, thấy quân ta ít, địch nghĩ có thể đánh một trận oai thù. Vừa khi thủy triều đổi hướng, quân ta giả thua bỏ chạy ra cửa biển, quân Tống thúc thuyền đuổi theo. Chiến thuyền của địch lao đầu vào bãi cọc, kẻ chết đuối, người bị truy kích, cả Hầu Nhân Bảo cũng chết trong đám loạn quân ấy. Đấy là chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai, đưa tên tuổi vua Lê Đại Hành trở thành lừng lẫy.
*Lần thứ ba, gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi ông cùng vua tôi nhà Trần đánh tan giặc Nguyên Mông. Ấy là năm 1288, Mông Cổ là một đội quân hùng mạnh nhất thế giới bấy giờ, không chỉ chiếm được Trung Hoa, mà gót ngựa nhà Mông còn làm mưa làm gió ở châu Âu nhưng dù đã hai lần tràn xuống nước ta, quân Mông đều thua trận, cay cú, chúng quyết tâm khởi binh lần thứ ba.
Lần này, thủy tướng địch Ô Mã Nhi thống lĩnh 5 vạn quân tiến vào vùng sông Hải Phòng. Sử sách ghi lại rằng: “Thủy quân Đại Việt mai phục phía sau các hang ghềnh, lạch nhỏ, còn bộ binh bố trí ở hai phía bờ Quảng Yên và Tràng Kênh. Giáp trận, quân ta theo kế cũ nhử địch vào thủy trận, rồi ồ ạt tổng phản công khiến quân địch không kịp trở tay. Quân ta thu được hơn 400 chiến thuyền, bắt sống tướng địch Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ…”.
Văn hóa và văn minh hội tụ cùng lịch sử :
Vĩ đại như vậy, nhưng có lẽ những di sản còn lại đến ngày nay chưa đủ để phản ánh về tầm vóc của 3 chiến thắng Bạch Đằng lịch sử. Nhận thức được những giá trị to lớn ấy, từ năm 2008, những người có tâm huyết đã quyết tâm tái dựng một quần thể, ghi lại dấu ấn hồn thiêng sông núi nước Nam.
-Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt công trình của khu di tích Bạch Đằng Giang đã được hình thành. Trước hết là quần thể 3 ngôi đền lần lượt gắn với tên tuổi 3 nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả 3 ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới bóng cây rờm rợp, dọc theo triền núi ven sông, tạo thành một vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện.
-Một người dân ở thị trấn Minh Đức cho biết, khác hẳn với những quần thể tương tự khác, hàng năm di tích Bạch Đằng Giang đều được đầu tư đưa những công trình mới vào sử dụng, không phụ lòng công đức của du khách thập phương. Đến thời điểm này, ngoài 3 ngôi đền nêu trên, khu di tích còn có đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà truyền thống lưu giữ những phiên bản về 3 trận thủy chiến lịch sử, đền thờ thánh Mẫu, trên cao là ngôi chùa thờ Phật.
-Mới đây nhất, ngoài bến sông Bạch Đằng có thêm con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, tôn thêm vẻ hùng tráng đến kỳ vỹ của 3 pho tượng các bậc danh tướng, sừng sững ngự trên mặt sông. Phía dưới là bãi cọc, tái tạo chứng tích lịch sử ấn tượng một thuở non sông vang dội.
-Khu di tích lịch sử này là tương xứng với tầm vóc của Bạch Đằng Giang. Nói về tâm linh, thì nơi đây có hàng vạn binh sỹ vô danh nằm xuống nên là nơi tụ khí thiêng nhất. Còn về tín ngưỡng, ở đây đáp ứng đủ mọi nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Theo thông tin từ Ban quản lý, tính trong nửa đầu tháng Giêng năm Đinh Dậu, khu di tích đã đón trên 11 vạn du khách, những con số đã nói lên sức thu hút kỳ diệu của Khu di tích Bạch Đằng Giang.
-Cũng theo Ban quản lý, khu di tích sẽ tổ chức nhiều dịp lễ để đáp ứng nhu cầu du khách quanh năm, ngoài lễ hội đầu xuân, lễ khai ấn đền Trần 14 tháng Giêng, ngày giỗ vua Lê Đại Hành 18 tháng Giêng đã diễn ra, tính theo âm lịch tới đây còn có đại lễ Phật đản vào 15-4, lễ Vu Lan 15-7, ngày giỗ đại vương Trần Quốc Tuấn 20-8… Nhưng điều quan trọng, như đánh giá của đa số du khách được hỏi, thì tất cả những gì đang hiển hiện đã trọn nghĩa cho lời hẹn ngày trở lại và hấp dẫn những người chưa có dịp đến nơi này.