TOUR DU LỊCH LỄ HỘI
HÀ NỘI – YÊN TỬ – ĐỀN CỬA ÔNG – ĐỀN CÔ BÉ CỬA SUỐT – CÔN SƠN – KIẾP BẠC – HÀ NỘI
THỜI GIAN : 02 NGÀY 01 ĐÊM
PHƯƠNG TIỆN : Ô TÔ
Mã tour : 0288
Thời gian : 01 ngày.
Điểm đến chính : Chùa Yên Tử – Đền Cửa Ông – Đền Cô Bé Cửa Suốt – Côn Sơn – Kiếp Bạc (Quảng Ninh)
Nơi khởi hành : Hà Nội – Nơi kết thúc tour : Hà Nội
Giá tour / 1 khách : 4.000.000 VND (Bốn triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
Di động : 09.68.2222.86 – 09.68.2486.82
1.THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH:
NGÀY 01 : HÀ NỘI – YÊN TỬ (ĂN : SÁNG, TRƯA, TỐI).
–5h 00: Xe và Hướng dẫn viên của Công ty đón Quý khách tại điểm hẹn ở Hà Nội, khởi hành đi Yên Tử. Trên đường đi, Quý khách dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng tại Hải Dương.
–8h 30: Đến Yên Tử, Quý khách hành hương lên núi, làm lễ tại chùa Giải Oan, chùa Lân, Hoa Yên.
–8h 30: Đến Yên Tử, Quý khách hành hương lên núi, làm lễ tại chùa Giải Oan, chùa Lân, Hoa Yên.
–11h 30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng.
-Chiều: Quý khách tiếp tục lên tham quan, lễ phật tại chùa Đồng.
–16h 00: Quý khách xuống núi, lên xe về Hạ Long. Nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi, dùng bữa tối tại nhà hàng, nghỉ đêm ở khách sạn.
NGÀY 02 : ĐỀN CỬA ÔNG – ĐỀN CÔ BÉ CỬA SUỐT – CÔN SƠN – KIẾP BẠC – HÀ NỘI ( ĂN : SÁNG, TRƯA).
–7h 00: Quý khách dùng bữa sáng, làm thủ tục trả phòng rồi lên xe đi tham quan đền Cửa Ông, Quý khách tham quan đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Sau đó, Quý khách làm lễ tại Đền Cô Bé Cửa Suốt linh thiêng.
–11h 30: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng.
-Chiều: Quý khách lên xe đi tham quan Côn Sơn – Kiếp Bạc.
-Đến nơi, Đoàn chuẩn bị đồ lễ, vào lễ tại chùa Côn Sơn – một trong ba thiền phái Trúc Lâm tam tổ, Đoàn tự do chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Côn Sơn với Giếng Ngọc và Bàn Cờ Tiên.-Sau đó, xe đưa Đoàn tới làm lễ tại Đền Kiếp Bạc – là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị tướng trụ cột của nhà Trần đã ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông , có công cứu nước, giải phóng dân tộc…
–17h 00: Xe và Hướng dẫn viên đưa Quý khách lên xe, trở về Hà Nội.
-Quý khách về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chương trình du lịch lễ hội : “Hà Nội – Yên Tử – Đền Cửa Ông – Đền Cô Bé Cửa Suốt – Côn Sơn – Kiếp Bạc – Hà Nội 2 ngày 1 đêm”.
-Hướng dẫn viên của Công ty cảm ơn Quý khách đã sử dụng dịch vụ, chào tạm biệt và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du lịch sau !
2. CHI TIẾT VỀ GIÁ TOUR DU LỊCH :
-Giá tour / 1 khách : 4.000.000 VND (Bốn triệu đồng), áp dụng cho Đoàn 45 khách trở lên.
–Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí tiền tour, từ 5 đến 10 tuổi tính ½ suất người lớn, từ 11 tuổi trở lên tính giá tour như người lớn.
2.1. GIÁ TRÊN BAO GỒM :
-Nước uống trên xe ô tô.
-Xe ô tô du lịch đời mới, điều hòa nhiệt độ tốt.
–Hướng dẫn viên du lịch giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, phục vụ suốt tuyến.
-Ăn sáng : 2 bữa.
-Ăn chính : 3 bữa.
-Vé vào cổng các điểm tham quan theo chương trình du lịch này.
-Bảo hiểm 10.000.000 VND / vụ (Mười triệu đồng / vụ).
2.2.GIÁ TRÊN KHÔNG BAO GỒM :
-Chi phí cá nhân : giặt là, điện thoại..
-Đồ uống trong bữa ăn.
-Thuế VAT 10%.
-Các chi phí không có trong chương trình này.
-Hương, hoa, đồ cúng lễ tại chùa, đền.
3. GIỚI THIỆU VỀ YÊN TỬ VÀ ĐỀN CỬA ÔNG :
3.1. KHU DANH THẮNG YÊN TỬ :
-Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã Uông Bí khoảng 14 km.
-Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
-Hiện nay, hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534 m so với mực nước biển, nơi đây có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây, Du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng.
-Trên đường lên chùa Đồng, Du khách có cảm tưởng như mình đang đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, Du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc.
-Vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh, vửa để chinh phục núi cao tiến đến chùa Đồng – đây là nơi cao nhất khu vực Yên Tử.
-Sau lễ hội chùa Hương, thì lễ hội Yên Tử đang là lễ hội hành hương lớn thứ hai vào mùa xuân ở nước ta với cả quy mô và thời gian trẩy hội. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm và cũng kéo dài suốt mùa Xuân.
-Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho Du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.
-Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây, nhưng Yên Tử thật sự trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam.
-Đó là phái Thiền Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh : Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
-Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330) – vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách : “Thạch thất ngôn ngữ” và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều… ở trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334) – vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
-Sang đến thời Lê, Nguyễn thì Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo, sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.
-Yên Tử đã trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm, xây dựng và tôn tạo nên khu di tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.
3.2.ĐỀN CỬA ÔNG:
-Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần.
-Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía Đông Bắc khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 300 mét là tới đền Cửa Ông.
-Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế – thờ Hoàng Cần – người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong là : “Khâm sai Đông Đạo Tiết chế”.
-Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313), nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía Đông Bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.
-Ðền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo .Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, ông đã cùng binh sỹ đóng quân đồn trú tại Cửa Suốt (tên cũ của Cửa Ông) bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải Đông Bắc Tổ quốc.
-Ðền Cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Ðông Bắc. Ðền có 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành một quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.
-Cửa Ông là Đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung…
-Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía Nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương.
-Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành.
-Đền Cửa Ông không chỉ hút khách bởi sự linh thiêng mà còn bởi khi mùa xuân về (từ ngày mùng 2 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch), đền lại mở hội với nhiều hoạt động văn hóa phong phú. Bắt đầu là lễ dâng hương, sau đó là lễ rước.Người ta kính cẩn rước bài vị Hưng Nhượng Vương từ đền vi hành ra miếu (tương truyền xưa là vườn nhãn, nơi Đức Ông hóa) ở xã Trác Chân rồi lại rước về đền. Lễ rước bài vị này mô phỏng những cuộc tuần du bảo vệ bờ cõi vùng biển Đông Bắc của Hưng Nhượng Vương, mang ý nghĩa ghi nhớ công đức của ngài trong sự nghiệp bảo vệ biên cương tổ quốc.
-Trong những ngày diễn ra lễ hội còn có hoạt động văn hóa như : múa rồng, thi soạn dâng lễ vật lên Đức Ông, nấu cơm, têm trầu, bày mâm quả, cùng với những trò chơi dân gian như : cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, kéo co, đẩy gậy.
-Đến với đền Cửa Ông, Du khách không chỉ được thưởng lãm cảnh đẹp vùng biển Đông Bắc mà còn được thắp một nén nhang tưởng nhớ vị anh hùng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Đây còn là dịp phát huy những nét đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc.